Cách Nuôi Yến Trong Nhà, Kỹ Thuật Nuôi Yến Lấy Tổ

Cách Nuôi Yến Trong Nhà, Kỹ Thuật Nuôi Yến Lấy Tổ

Ngành nuôi yến vẫn luôn là một trong những ngành hot nhất hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Việc nuôi chim yến không khó, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng thành công trong lĩnh vực này, vì ngành nuôi yến đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu những đặc tính của loài, biết cách xây dựng nhà nuôi yến và nắm được những kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ sao cho đúng cách

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức liên quan đến cách nuôi yến trong nhà và những kỹ thuật nuôi yến lấy tổ một cách tường tận nhất, hãy cùng Nông Sản Sạch Store tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tổng quan về ngành nuôi chim yến

Những loại chim yến phổ biến ở nước ta thường là: Yến tổ trắng, yến hàng, yến cỏ cây dừa, yến có Việt Nam,… và mỗi loại sẽ có những đặc tính khác nhau

Chính vì thế mà ngành nuôi chim yến cần một quá trình dài và đòi hỏi người nuôi yến phải có đam mê và tính kiên trì

Kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ khá là phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ việc xây dựng nhà yến, đến cách chăm sóc, cách thu hoạch và bảo vệ tổ yến tránh khỏi dịch bệnh,…

Cách xây dựng nhà cho chim yến và chi phí xây nhà nuôi yến

thoi-diem-thu-hoach-to-yen

Đây được xem là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành bài trong nghề nuôi chim yến

Vốn dĩ chim yến là loài hoang dã, quen sống trong các hang động và chưa được thuần dưỡng nên muốn thu hút chim yến về làm tổ, bạn cần phải tạo được một môi trường sống giống với tự nhiên để chúng có thể thích nghi và có cảm giác an toàn

Khi xây dựng nhà, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Cách lựa chọn vị trí để làm nhà nuôi yến:

  • Trước tiên bạn cần phải khảo sát và tìm hiểu xem khu vực xung quanh vị trí bạn đinh xây nhà yến có đảm bảo lượng chim yến đủ lớn không
  • Số lượng chim yến cần phải đảm bảo từ 250 con trở lên thì mới đảm bảo việc đầu tư kỹ thuật sẽ đem lại kết quả cao
  • Tiếp theo là phải xem chiều hướng bay về của chim để xác định chính xác vị trí làm nhà và hướng nhà
  • nhà nuôi yến cần đặt ngay trên đường bay và các ô thu chim phải phù hợp với đường bay về của chúng
  • Để tạo điều kiện cho chúng dễ dàng tìm được nguồn thức ăn và nước uống, nên chọn những nơi có ao, hồ, sông, suối, cánh đồng, để làm nhà

Kết cấu của nhà nuôi yến:

thiet-ke-xay-dung-nha-yen

  • Cấu trúc của nhà nuôi yến sẽ phụ thuộc vào khí hậu của những nơi xây dựng và mỗi vùng khí hậu khác nhau sẽ có kết cấu khác nhau
  • Khi nhiệt độ bên trong nhà hơn 27 độ C:
  • Bạn có thể xây phòng suốt hoặc ngăn, diện tích cần lớn hơn 4m x 4m và chiều cao tối thiểu là 3m, tối đa là 4m
  • Tường nhà dày 20-25 cm, tô xi măng nhắm trên mặt tường
  • Lợp mái ốp ván hoặc bê tông cho mái nhà
  • Góc nghiêng của máu từ 30-40 độ
  • Cần có hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiếm soát được độ ẩm bên trong nhà yến
  • Khi nhiệt độ trong nhà dưới 27 độ C:
  • Diện tích phòng tối đa là 4m x 4m, chiều cao tối thiểu là 2,5m, tối đa 3m
  • Mái nhà bằng tole hoặc bằng amiang và có hướng dốc
  • Với trường hợp này sẽ không cần hồ nước và hệ thống gió bên trong

Độ ẩm bên trong nhà yến:

  • Độ ẩm của nhà nuôi yến cần được đảm bảo ở mức: 70-80%
  • Nhiệt độ phải đảm bảo duy trì ở mức 27-29 độ C

Điều kiện ánh sáng và kích thước phòng lượn:

  • Nhà yến thường sẽ được xây nhiều phòng và sẽ có phòng cho chim yến bay lượn
  • Kích thước tối thiểu của các phòng là 5mx5m và ô thông giữa các tầng tối thiểu là 4m x 4m
  • Kích thước lỗ bay ra bay vào phụ thuộc vào kích thước nhà và số lượng bầy đàn, thường là 20 x 30cm, 40 x 60cm và 40 x 80 cm,…
  • Ánh sáng ở mức 0,02- 0,2 lux và có thể được điều chỉnh bằng các vách ngăn mềm để phù hợp với từng giai đoạn của yến

Cách đặt giàn khung gỗ:

ky-thuat-dat-gian-khung-go

  • Thanh khung phải đảm bảo không chứa dầu, không có mùi hay màu chói
  • Độ dày tốt nhất là 3cm, rộng 15cm (đối với 27 độ C), 20cm (đối với khu vực lạnh hơn)
  • Có thể đặt giàn khung theo 2 cách:
  • Theo cách truyền thống: gắn khung gỗ sát vào trần nhà bằng bulong hoặc định vị bằng vít thẳng góc với trần nhà (Vì yến không thích những khe hở hoặc bị lung lay)
  • Theo cách hiện đại: thường sẽ đặt giàn khung để tạo thành một hệ thống ma trận, theo khung ngang và khung dọc, với kích thước là 30 x 100cm

Chi phí xây nhà nuôi yến:

  • Sau khi xác định được vị trí và diện tích nhà yến, bạn sẽ cân đối và lên chi phí xây nhà
  • Chi phí xây nhà yến sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể là: Chi phí gia công móng, chi phí xây dựng phần thô, chi phí thi công và lắp đặt kỹ thuật nhà nuôi yến và tùy vào từng loại vật liệu xây dựng bạn chọn mà mức chi phí sẽ có sự khác nhau

Tổng hợp những kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ bạn cần phải nắm vững

cach-nuoi-yen-trong-nha

Để có thể thành công trong ngành nuôi yến, đòi hỏi bạn cần nắm vững những kỹ thuật nuôi yến nhất định sau đây:

  • Chim yến thường xây tổ vào tháng 1 hằng năm và đến tháng 3 thì yến sẽ đẻ, đây là mùa sinh sản của yến, cả chim đực và chim mái cùng xây dựng tổ và cùng ấp trứng và nuôi con
  • Chim yến được 8-10 tháng tuổi sẽ sinh sản và đẻ trứng lứa đầu tiên
  • Thời gian chúng xây tổ mất 30- 80 ngày rồi tiến hành giao cấu và đẻ trứng mất từ 5-8 ngày và ấp trứng khoảng 23-30 ngày
  • Chim con khi mới nở sẽ có da hồng hào, trụi lông, lông sẽ dần dần mọc đều hơn và sau khoảng 43-45 ngày từ khi nở là có thể bay được ra khỏi tổ
  • Một năm chim yến có thể đẻ được 3 lứa nếu nuôi yến trong nhà và cho chim tự ấp, mỗi chu kỳ sinh sản của chúng mất từ 3-4 tháng, trong đó 1 -2 tháng đầu là thời gian chúng dành để xây tổ, còn lại là thời gian ấp trứng và nuôi con
  • Chim yến sẽ đẻ không đều khi nuôi trong nhà vì chúng cần thời gian nghỉ ngơi để hồi sức mới đẻ tiếp
  • Khi chim yến vừa đẻ thì người nuôi cần hết sức lưu ý đến những loài gây hại như: gián, chuột, dơi,… để phòng ngừa việc chúng ăn chim non làm ảnh hưởng đến việc sinh sản cũng như duy trì sự sống
  • Đồng thời cần phải lưu ý đến độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ trong nhà nuôi yến để tạo cho chim non một môi trường sống thuận lợi và an toàn

Chim yến ăn gì?

yen-an-gi

  • Yến được xem là một loại động vật khá khó tính trong việc ăn uống
  • Chúng không ăn những loại thức ăn của gia cầm và thức ăn con người cho ăn
  • Mà chỉ ăn một số loài nhất định như: cào cào, mối, chuồn chuồn kim, ong, và những con có kích thước nhỏ
  • Đối với chim yến con thì thức ăn chính yếu là: trứng, ấu trùng của ong, kiến, và kiến non, hoặc người nuôi còn cho chúng ăn sâu hoặc dế cắt nhỏ
  • Khoảng từ 5-6 tuần đầu tiên chúng sẽ được bố mẹ mớm mồi cho ăn và thời gian mớm mồi cách nhau gần nhất là 30 phút, thường sẽ được ăn 3-4 lần/ ngày cụ thể là 3 lần cho ăn vào ban ngày và 1 lần vào khoảng 8 giờ tối
  • Yến con sẻ tiếp nhận nguồn thức ăn từ con người và sinh trưởng một cách bình thường cho đến khi lớn và tự bay được

Nuôi yến bao lâu thì thu hoạch và thu hoạch yến sao cho đúng cách?

Ngoài việc phải nắm được những kỹ thuật nuôi yến thì cách thu hoạch yến sao cho đúng cách cũng là một yêu cầu rất quan trọng trong quá trình nuôi yến

Chất lượng yến sẽ thấp và năng suất sẽ không cao nếu bạn thu hoạch yến không đúng cách

Thông thường chúng ta sẽ thu hoạch tổ yến được 4 lần/ năm và rơi vào những thời điểm như sau:

Trước khi chim yến đẻ trứng:

thu-hoach-yen-khi-yen-de-2-trung

  • Đây là thời điểm thu hoạch phổ biến nhất vì lúc này tổ yến sạch sẽ nhất, không bị dính phân hay lông và bùn đất
  • Chất lượng của tổ yến tại thời điểm này cũng cao nhất, vì chúng sạch sẵn nên thời gian xử lý sẽ ngắn
  • Đồng thời khi phát hiện bị mất tổ, chúng sẽ tự động xây lại tổ mới
  • Song song đó, việc thu hoạch tại thời điểm này cũng sẽ có những nhược điểm đó là trọng lượng của tổ yến sẽ nhẹ hơn vì lượng nước bọt ít.
  • Đồng thời sức khỏe của chúng cũng bị ảnh hưởng vì phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những loại sắp đẻ mà không có tổ để đẻ

Thu hoạc tổ yến khi yến đẻ 2 cái trứng:

thu-hoach-to-yen-co-2-trung

  • Khi bạn thấy trong tổ có 2 trứng thì bạn có thể thu hoạch tổ
  • ở thời điểm này, tổ yến đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc tổ yến, chúng dày hơn và chất lượng cũng cao hơn
  • Nhược điểm thu hoạch lúc này là sẽ làm giảm số lượng chim yến trong nhà nuôi, vì không có trứng để nở ra chim non

Thời điểm cuối cùng là sau khi chim yến non rời tổ:

  • Ưu điểm của phương pháp này chính là số lượng tổ yến bạn thu hoạch sẽ nhiều hơn do chim non rời tổ sẽ tiếp tục ở lại và sinh sản
  • Nhược điểm chính là chất lượng tổ yến lúc này sẽ không sạch bằng 2 thời điểm trước đó, mà sẽ có phần lông yến và tạp chất, và phải qua nhiều khâu xử lý hơn, có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tổ yến sào

Hy vọng những chia sẻ trên của Nông Sản Sạch Store sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ, cách chăm sóc và thu hoạch tổ yến sào sao cho đúng cách,… từ đó giúp bạn tự tin hơn và dễ dàng thành công hơn trong ngành nuôi yến.

Xem thêm:

Hướng dẫn làm tổ yến chưng đông trùng hạ thảo

Bình luận