1. Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc từ lâu đã nổi tiếng là loại thức uống tao nhã với hương thơm dịu nhẹ, thanh mát và có vị ngọt nhẹ tự nhiên. Cho đến ngày nay, trà hoa thảo mộc vẫn được ưa chuộng và được sử dụng rất phổ biến, chính là nhờ những lợi ích tuyệt vời mà loại thức uống này đã đem lại cho cơ thể người dùng.
Trà thảo mộc là một loại trà có thành phần hoàn toàn tự nhiên vì thể chúng được đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dùng. Trà thảo mộc còn được gọi là trà thảo dược bởi chúng đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, việc bạn sử dụng thường xuyên các loại trà hoa sẽ giúp bạn có một sức đề kháng tốt, chống nhiễm virus, vi khuẩn và nấm. Ngoài ra rất có lợi cho tiêu hoá, chúng thu nhặt các gốc tự do và bảo vệ gan rất tốt,…
Trà thảo dược sẽ có những thành phần gồm: các loại hoa, quả, lá, vỏ hay rễ của nhiều loại thảo mộc khác nhau. Qua quá trình phơi, sấy khô chúng sẽ tạo thành những loại trà riêng biệt hoặc kết hợp cùng với nhau để cho ra những hương vị mới mẻ và đặc trưng riêng. Đặc biệt là hầu hết các loại thảo mộc này đều không thuộc họ nhà trà nên trà thảo mộc khi làm ra sẽ không có cafein, vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng chúng nếu bạn nằm trong danh sách những người nhạy cảm với hoạt chất này nhé.
2. Tác dụng của trà thảo mộc
Từ những loại cây có trong thiên nhiên, được mẹ thiên nhiên ưu ái cho nó những công dụng diệu kỳ, qua sự lựa chọn của con người và thêm sự chế biến tỉ mỉ với những kinh nghiệm lưu truyền từ xưa đã cho ra những loại trà thảo mộc chất lượng tốt, không những giúp chữa bệnh mà còn giúp phòng bệnh. Có rất nhiều loại trà và mỗi lại có một công dụng khác nhau và dưới đây là một số công dụng phổ biến của những loại trà thảo mộc:
- Tác dụng làm chậm oxy hóa: sử dụng trà thường xuyên sẽ có tác dụng làm chậm oxy hóa, ngoài ra các chị em phụ nữ sau sinh dùng trà thảo mộc sẽ giúp giảm cân, đẹp da.
- Uống trà thảo mộc còn hỗ trợ bạn trong quá trình giảm cân, giảm mỡ: Trà thảo mộc còn còn có tác dụng như một loại trà thảo mộc giảm cân giàu vi chất, nhiều vitamin, chất khoáng nhưng lại chứa ít calo vì thế mà đây là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn giảm mỡ hay thừa cân. Ngoài ra, trà thảo mộc (teatox) còn giúp hạn chế hấp thụ chất béo, giúp chị em không cân ăn kiêng cực khổ cũng có được một vóc dáng thon gọn
3. 12 loại trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe
3.1 Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc được kết hợp với nhiều loại thảo mộc kèm với hoa cúc khô, tuy nhiên thành phần chính vẫn là từ hoa cúc khô. Trà hoa cúc có vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Trà hoa cúc kết hợp với trà sen là một nét đẹp trong văn hóa uống trà phong phú của người Việt Nam.
Mua ngay3.2 Trà tâm sen
Tâm sen là mầm non được lấy trong hạt sen, tâm sen có chứa asparagine và alkaloid: Alkaloid có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ và chữa mất ngủ, Asparagine có tác dụng lợi tiểu và ổn định huyết áp. Trà tâm sen có vị đắng rắt, nên uống tâm sen kết hợp mật ong để giảm bớt vị đắng. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy dịch chiết từ tâm sen còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp, giảm trở lực huyết quản, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn, trơn thành mạch máu phòng cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, oxy hóa.
Mua ngay3.3 Trà hoa nhài
Hoa nhài (hoa lài) được sử dụng phổ biến nhất là chế biến trà hoa nhài. Nếu như trà xanh là thức uống được ưa thích trong những ngày hè nóng bức thì trà hoa lài lại được đặc biệt yêu thích trong những ngày thu se se lạnh. Sử dụng trà hoa nhài sẽ giúp bạn cải thiện tiêu hóa, thải độc và giúp giảm cân. Trà hoa nhài giúp đẩy mạnh quá trình lưu thông máu, trao đổi chất và đặc biệt có tác dụng kích thích tình dục của con người.
Mua ngay3.4 Trà hoa Atiso
Trong hoa atiso đỏ có chứa protein, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất, làm giảm quá trình oxy hóa, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, kháng sinh tốt cho sức khỏe con người và tăng cường tuổi thọ. Ngoài ra trà hoa atiso còn có những tác dụng khác như: thanh nhiệt và kích thích hệ tiêu hóa, giảm cân, hạ huyết áp, giúp làm đẹp da, hỗ trợ điều trị một số bệnh vặt cho trẻ nhỏ,..
Tuy nhiên, với những người có bệnh suy gan, suy thận thì không nên sử dụng loại trà này vì sẽ làm bệnh tình càng nặng và đối với cho người đang mang bầu, và những người bị bệnh dạ dày cũng nên sử dụng do trong trà chứa tính axit khá cao.
Mua ngay3.5 Trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc nổi tiếng là một loại trà đem lại khá nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, đặc biệt là ngăn ngừa lão hóa và kiểm soát tốt đượng đường huyết.
Mua ngay3.6 Trà cam thảo
Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra, là cây họ đậu được được trồng chủ yếu để lấy rễ, để tạo ra chiết xuất cam thảo.
Cam thảo có chứa vị thơm ngọt tự nhiên và rất lành tính. Sử dụng trà cam thảo là một phương thuốc thảo dược đối với một số bệnh thông thường như: cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản. Trà cam thảo giúp long đờm, làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp để dễ dàng tống dịch ra ngoài. Chiết xuất cam thảo cũng có thể được sử dụng để hạ sốt và làm giảm đau đầu và chữa các bệnh về phế quản, hen,…
Ngoài ra trà cam thảo còn còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày vì có đặc tính kháng viêm nên nó được dùng chữa các bệnh về da như vảy nến, viêm da, khô da, … Ngoài ra còn hỗ trợ làm đẹp và tái tạo làn da nên được dùng để sản xuất mỹ phẩm.
3.7 Trà hoa vàng
Trà hoa vàng là một loại trà được khoa học thế giới đánh giá rất cao, bởi tính dược liệu của nó, đem lại rất nhiều giá trị rất có ích cho sức khỏe con người. Vì thế mà loại trà này được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trà”
Mua ngay3.8 Trà bạc hà
Bạc hà có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á, được sử dụng hàng ngàn năm nay bởi bản thân lá bạc hà có chứa các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, menthol và limonene. Những loại tinh dầu này có đặc tính làm mát và hương thơm đặc trưng.
Người dùng tìm đến trà bạc hà không chỉ bởi hương thơm dễ chịu của lá trà, mà còn vì những lợi ích sức khoẻ của loại trà này rất lớn, như:
- Dễ tiêu hoá
- Giảm đau đầu, cảm lạnh, cảm cúm
- Làm mới hơi thở và làm thoáng các xoang bị tắc, giúp thông mũi mát họng
- Cải thiện năng lượng
- Giảm đau bụng kinh,…
3.9 Trà gừng
Trà gừng không còn mấy xa lạ với chúng ta, nhưng ít ai biết loại trà này đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể, ví dụ như:
- Cải thiện tiêu hoá, giảm chứng buồn nôn, đầy hơi
- Làm dịu các cơn co thắt của cơ bắp, massage cơ thể nhờ tính ấm nóng tự nhiên, loại bỏ tình trạng chuộtt rút
- Trị cảm cúm, bệnh đau nữa đầu
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
3.10 Trà kỳ tử đỏ
Kỷ tử đỏ là một trong những vị thuốc quá quen thuộc trong Đông y. Bản thân kỷ tử có vô số tác động tích cực đến sức khoẻ con người, đặc biệt là: nhuận phế giảm ho, bổ gan thận, sáng mắt, giảm thiểu mệt mỏi. Ngoài ra chúng còn giúp ngừa xơ vữa động mạch, chống lão hoá và làm ấm cơ thể,…
Bạn có thể pha trà kỷ tử đỏ với táo đỏ, long nhãn, hay mật ong để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện và chăm sóc sức khoẻ một cách toàn diện
3.11 Trà hoa hồng
Hoa hồng ngoài làm đẹp thì chúng còn có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Đặc biệt là giúp bạn cảm thấy thư thái, giảm thiểu căng thằng, mệt mỏi, hạn chế những cơn đau bụng kinh, giàu chất chống oxy hoá, hỗ trợ tiêu hoá và ngừa viêm khớp,…
3.12 Trà râu ngô
Trà râu ngô hay còn gọi là trà râu bắp. Ngoài việc nấu râu ngô tươi để uống giải nhiệt, lợi tiểu, bạn có thể dùng râu ngô đã phơi/ sấy hãm với nước dùng như trà. Loại trà này giúp bổ sung vitamin C, giảm các cơn đau nhức xương khớp và đặc biệt là bệnh gout, tốt cho thận, trị bệnh đái dầm, …
4. Cách pha trà thảo mộc
Pha trà cũng là một nghệ thuật, nếu không biết cách phà sẽ làm mất vị và công dụng của trà thảo mộc, nên phà trà phải cẩn thận, tỉ mỉ sử dụng những ấm trà có quai cầm để tránh bị bỏng và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp nhất với mọi loại trà. Hạn chế phà trà bằng bình inox hoặc sắt sẽ không tốt khi bạn sử dụng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên sử dụng bình sứ hoặc thủy tinh.
Nước là thành phần quan trọng nhất quyết định chất lượng của bình trà thảo mộc, sau nhiều năm đúc kết người ta thấy rằng nước suối hoặc nước sông sạch là tốt nhất để phà trà, ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng nước giếng khoan để lắng sau một đêm. Hay đối với trà sen người ta lại sử dụng nước sương buổi sớm từ trên những chiếc lá sen. Chính vì vậy pha trà và thưởng trà là một nghệ thuật rèn luyện tính kiên nhẫn cho con người. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại công việc bận rộn người ta không còn cầu kỳ như vậy nữa và chỉ đơn giản sử dụng nước lọc đun sôi để pha trà.
Bên cạnh phà trà người ta còn có cách chế biến khác là nấu trà, trà nên được nấu bằng ấm đất, sứ sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Không nên sử dụng nồi sắt, inox vì sẽ dễ gây nên quá trình phản ứng hóa học sinh ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Nên sử dụng nước lọc để nấu trà thảo mộc.
Khi pha trà thảo mộc, chúng ta nên đổ nước sân sấp với lượng trà hoặc hơn một chút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu nấu trà thảo mộc thì nên để lửa nhỏ, liu diu để trà thảo mộc có thời tan ra nước.
Bạn có thể uống trà thảo mộc vào bất kì khoảng thời nào trong ngày cũng được, nhưng nếu để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc giảm cân bạn nên uống trà thảo mộc trước bữa khoảng một tiếng để trà phát huy được công dụng. Đối với người mắc bệnh dạ dày nên uống sau bữa ăn và người bị mất ngủ thì uống trước khi ngủ 2 tiếng.
Một số loại trà thảo mộc bạn có thể sử dụng thay nước, cũng có một số loại trà uống theo một khoảng thời gian nhất định, có khi 4 tiếng 1 lần, có khi cách 24 tiếng đồng hồ một lần. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại trà để tránh lạm dụng và đạt được hiệu quả tốt nhất